Visa là gì?

Visa (còn gọi là thị thực hay thị thực nhập cảnh) là một con dấu trong hộ chiếu thể hiện rằng một cá nhân được phép nhập cảnh vào một quốc gia. Bên cạnh đó, có một số quốc gia không đòi hỏi phải có visa trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương đơn.

Thủ tục cấp visa như thế nào?

Mỗi quốc gia thường có các điều kiện cấp visa khác nhau. Chẳng hạn như thời hạn hiệu lực, khoảng thời gian có thể lưu lại. Thường thì visa hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh (tùy theo điều kiện) nhưng có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào và với bất kỳ lý do gì.

Visa có thể được cấp trực tiếp; hoặc thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó, đôi khi thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch có sự cho phép của quốc gia phát hành. Nếu không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình; đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này.

Về thủ tục cấp visa, tùy vào mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ sẽ có nhưng quy định riêng. Bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán nước nhập cảnh hoặc; các dịch vụ hỗ trợ làm visa để hỏi thủ tục chi tiết.

Liên hệ ngay văn phòng MORITZ OFFICE để được tư vấn miễn phí nhé.

Giấy phép lao động là gì ?

Giấy phép lao động là một loại chứng nhận cho phép công dân nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trong đó có liệt kê rõ công ty ủy thác, vị trí và công việc mà người nước ngoài đó sẽ đảm nhiệm. Việc làm được công nhận là hợp pháp nếu người nước ngoài làm theo đúng nội dung công việc đã được nêu trong giấy phép.

Người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây để được vào làm việc tại Việt Nam:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

+ Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

+ Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Bộ luật lao động quy định).

+ Việc cấp giấy phép lao động nước ngoài được áp dụng cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể gồm các đối tượng như sau:

+ Thực hiện hợp đồng lao động;

+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

+ Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

+ Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

+ Chào bán dịch vụ;

+ Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tình nguyện viên;

+ Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

+ Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

+ Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.